Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn những mẹo nhỏ xử lý và khắc phục điện thoại khi bị rơi xuống nước nhanh chóng mà không cần đến cửa hàng bảo hành. Đôi khi, chỉ cần một vài giọt nước hay độ ẩm cao trong không khí cũng đã có thể khiến chiếc điện thoại của bạn gặp vấn đề hoặc bị hỏng hoàn toàn. Hãy nhớ áp dụng ngay các bước sau đây nếu chẳng may bạn gặp phải tình huống như trên.
- 5 bước lưu trang web để xem offline trên Android
- Đăng ký gói cước 3G Vinaphone cho Ipad, máy tính bảng, Tablet
Cách sơ cứu điện thoại bị vô nước
Hướng dẫn mẹo nhỏ xử lý và khắc phục điện thoại khi bị rơi xuống nước
Dĩ nhiên, lựa chọn tốt nhất là bạn đem đi bảo hành, nhưng bạn vẫn nên có những bước "cấp cứu" giúp ngăn chặn tình trạng vào nước và giảm bớt nguy cơ hỏng hóc.
Bước 1: Lấy điện thoại ra khỏi nước và tắt nguồn
– Hãy thực hiện điều này càng nhanh càng tốt, các bộ phận trong điện thoại thấm nước chỉ trong vài giây. Vì vậy, bạn không nên khởi động máy cho tới khi bạn biết chắc là điện thoại đã khô hoàn toàn. Nước ở bên trong điện thoại có thể làm cho điện thoại bị chập mạch.
– Tuy nhiên, nếu điện thoại đang sạc và dính phải nước, bạn hoàn toàn không được nhấc điện thoại lên bởi rất có thể, môi trường nước sẽ khiến bạn bị điện giật. Khi đó, bạn cần phải dùng một vật cách điện để đưa điện thoại khỏi nguồn nước, đồng thời ngắt mạch điện.
Bước 2: Đặt máy lên một tấm khăn mềm, khô
– Đây là một trong những bước quan trọng nhất để “cứu” chiếc điện thoại của bạn. Với công đoạn này, rất có thể bạn đã cứu vớt thành công một số bản mạch của máy – những mạch đã dính nước nhưng chưa tiếp xúc với nguồn điện.
Bước 3: Tháo nắp lưng, gỡ pin và lau khô các bộ phận trên điện thoại
– Điều này giúp làm giảm nguy cơ bị hỏng đối với các vi mạch bên trong điện thoại, nhẹ nhàng lau điện thoại và các phần bên trong bằng vải mềm hoặc khăn giấy. Bạn cần loại bỏ càng nhiều nước càng tốt khỏi chiếc điện thoại. Trong quá trình làm việc này, bạn phải làm thật nhẹ nhàng, tránh để nước chảy lan ra các bộ phận khác trên điện thoại.
Lưu ý: Bạn chỉ nên tháo nắp máy và pin, sau đó đặt ngay lên giấy khô, mềm. Không nên tháo quá nhiều linh kiện.
Bước 4: Hút nước ra từ các khe, rãnh trên điện thoại
– Bạn nên dùng máy hút bụi để hút, làm thoát hơi ẩm bên trong điện thoại. Bạn thổi mỗi phần của điện thoại ít nhất 20 phút, giữ khoảng cách giữa thiết bị và máy hút an toàn.
Lưu ý: Không nên dùng máy sấy bởi vì điều này chỉ làm cho nước chảy sâu vào trong thiết bị và làm cho vi mạch điện thoại bị hỏng nhanh hơn.
Bước 5: Đặt máy trong một môi trường khả năng hút ẩm cao
– Cách đơn giản và tiết kiệm nhất bạn có thể làm là đặt máy trên một bát gạo khô. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt máy trong một hộp nhựa có khả năng niêm phong kín, sau đó thêm một gói hút ẩm vào. Tuy nhiên các gói hút ẩm này thường đã hấp thu một lượng nước nhất định từ môi trường, do đó khả năng hút ẩm của nó không quá cao.
Bước 6: Mở nguồn kiểm tra điện thoại
– Sau khi đã đợi khoảng 24 giờ, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng từng góc cạnh của máy để đảm bảo máy đã đủ khô. Sau đó kiểm tra các cổng kết nối hoặc các điểm có kẽ hở khác. Nếu có bụi hoặc vết bẩn, bạn nên lau sạch, sau đó lắp pin của máy vào.
– Khi bật máy, bạn nên để ý xem máy có phát ra âm thanh hoặc mùi bất thường hay không.Nếu chiếc máy có thể khởi động, tính năng hoạt động bình thường, bạn đã thành công.
Mong rằng với bài hướng dẫn cách sơ cứu điện thoại khi bị rớt vô nước trên sẽ giúp khách hàng có thể may mắn cứu sống cho điện thoại bình an vô sự. Bên cạnh đó bạn đừng quên truy cập thường xuyên vào website để cập nhật các thủ thuật hay áp dụng cho chiếc dế yêu của mình nhé!